“Sao c̣n đứng nh́n trời?”
Câu hỏi không chỉ mang ư nghĩa tâm linh mà c̣n bao gồm cả tính
nhân văn, và phản ảnh tâm lư sống nữa.Nh́n trời. Trong ngắm
thứ Hai mùa Mừng chúng ta suy niệm: “Thứ Hai Chúa Giêsu lên
trời. Ta hăy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Đó là điều
mà các Tông Đồ được nghe từ hai người mặc áo trắng: “Đức Giêsu,
Đấng vừa ĺa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y
như các ông đă thấy Người lên trời.” (TĐCV 1: 11). Ao ước được
về trời với Chúa cũng là niềm vui mừng và hy vọng của tất cả
những ai đang trông cậy nơi Ngài. Đây mới chính là lư tưởng sống
và là động lực giúp con người chấp nhận hy sinh, thắng vượt thử
thách, cũng như vất vả trên cuộc đời dương thế: “V́ chúng ta đă
được phục sinh với Chúa Kitô, hăy t́m kiếm những sự trên trời,
nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Col 3: 1).
Nh́n trời. Sao lại không nh́n? V́ người mà đang được cất lên
cao kia chính là Thầy ḿnh. Biết đến bao giờ Thầy tṛ mới gặp
lại nhau? Có cuộc chia ly nào mà không để lại những luyến lưu và
nhớ nhung. Biết đâu trong những khóe mắt kia đă có những giọt
lệ! V́ không như cảnh sau khi biến h́nh sáng láng trên núi
Taborê, Chúa đă cùng xuống núi và đồng hành với các môn đệ,
nhưng lần gặp gỡ này lại là lần mà Thầy tṛ chia tay, ly biệt.
Nh́n trời. Cũng có thể là một lối diễn tả những luyến lưu với
quá khứ, hoặc một cảm t́nh mơ mộng về một tương lai. Cách nh́n
này thường đem lại tâm lư trốn tránh thực tế, ngại đối đầu với
những hy sinh và thử thách.
“Sao c̣n đứng nh́n trời?” Câu hỏi mà “hai người mặc áo trắng”
nêu lên phải chăng là muốn nhắc nhở các Tông Đồ, cũng như cho
tất cả những ai yêu mến Chúa, đang thao thức hướng tầm nh́n lên
Ngài về một sứ mệnh mới, sứ vụ làm chứng nhân cho Ngài. Thánh
Luca đă ghi lại lệnh truyền đó một cách rơ ràng: “Đă viết như
thế: Đức Kitô phải chịu khổ nạn và ngày thứ ba th́ sống lại từ
cỏi chết; và nhân danh Ngài, phải được rao giảng cho mọi dân tộc
việc hối cải để được tha thứ tội lỗi - khởi từ Yêrusalem” (Luc
24: 45-47).
Như vậy, nh́n trời trong trường hợp này không chỉ là một cử
chỉ tạm biệt, một cái nh́n quyến luyến, một hoài niệm của quá
khứ, hoặc một thao thức cho tương lai. Nhưng nó c̣n là thái độ
nhắc nhở về sứ vụ chứng nhân cho tất cả những ai sau khi đă được
biết Chúa, cho những ai muốn chứng tỏ ḿnh yêu mến Chúa. T́nh
yêu là một sự chia sẻ. T́nh yêu, nhất là t́nh yêu Thiên Chúa
không được chỉ giữ riêng cho ḿnh.
Cuộc đời người chứng nhân Tin Mừng luôn luôn mang hai đặc
tính: Vui và buồn, hạnh phúc và hy sinh. Vui v́ t́nh yêu của
Thầy dành cho ḿnh, vui v́ được ơn đón nhận t́nh yêu ấy. Đau
khổ, thử thách v́ khi trở thành chứng nhân cho Thầy, th́ cũng
như Thầy, sẽ phải chấp nhận điều mà Thầy đă trải qua, những điều
các ngôn sứ đă nói và sách Thánh đă ghi chép về Thầy của ḿnh,
đó là: “Đấng Kitô phải chịu khổ h́nh, rồi ngày thứ ba, từ cơi
chết sống lại”, và được cất lên trời. (x. Luc 24: 44-51).
Nh́n Thầy được đưa về trời trong vinh quang sẽ là niềm vui
mừng, hănh diện của các tông đồ. Rao giảng và làm chứng nhân cho
Thầy cũng là một ân huệ, một hồng ân. Nh́n Thầy để hoài vọng về
tương lai không xa sẽ được cùng Thầy đoàn tụ. Và nh́n Thầy để
được thêm ư chí, nghị lực để bước tiếp cuộc hành tŕnh trước
mặt.
Người tông đồ, người của chứng nhân, do đó, không chỉ giữ và
hạnh phúc với những ǵ ḿnh đă có và đang có, dù đó là hạnh phúc
với Chúa và trong Chúa rồi chỉ “ở trong đền thờ mà chúc tụng
Thiên Chúa” (Luc 24:53). Nhưng phải ra đi chia sẻ niềm vui, làm
chứng về Thầy. Đó là trách nhiệm do chính Thầy truyền dậy. Và đó
cũng chính là một thử thách đang chờ đón trước mặt. Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân
đă nói về sứ mạng chứng nhân này: “Trong khi vườn nho của Chúa
có nhiều việc, th́ không ai được nhàn rỗi”. Không ai được thờ ơ
và vô cảm trước những thách đố của thời đại, trước sự lan tràn
của tội lỗi, của sự dữ để chỉ lo lấy hạnh phúc cho ḿnh, để chỉ
đứng nh́n trời, đứng nh́n Thầy ḿnh được đưa lên trong vinh
quang.
“Sao c̣n đứng nh́n trời?” Điệp khúc vang vọng lệnh truyền của
Thầy. Lời mời gọi xuống núi. Phải quên đi những giây phút giă
từ, những h́nh ảnh đẹp trên núi, mà phải xuống núi, ra đi vào
đời và làm chứng nhân.